Giải thích ý nghĩa tục ngữ 'Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa'

(VOH) - Câu tục ngữ 'Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa' được đúc kết từ kinh nghiệm của cha ông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc chỉ hiện tượng nắng mưa của đất trời.

Từ khả năng quan sát, chắt lọc đầy tinh tế, câu tục ngữ “Mong sao thì nắng vắng sao thì mưa” như một lời nhắc nhở của các ông bà về dấu hiệu của thời tiết. Từ đó con người ta sẽ biết sắp xếp công việc, nhà cửa để ứng phó trước thiên tai. 

1. “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” nghĩa là gì?

mau-sao-thi-nang-vang-sao-thi-mua-voh-1
"Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa" nghĩa là gì?

Đất nước ta phát triển nền nông nghiệp từ bao đời nay. Chính vì thế mà nhân dân ta đúc kết được khá nhiều kinh nghiệm quý báu về thiên nhiên, thời tiết. Khi khoa học còn chưa phát triển thì câu tục ngữ “mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất của người nông dân.

Nhờ sử dụng nghệ thuật gieo vần và phép đối, cụm từ (mau-vắng, nắng-mưa), giúp câu tục ngữ thêm phần gần gũi, tự nhiên với con người Việt Nam. Khi vận dụng những kinh nghiệm quan sát thiên nhiên thực tế, con người ta nhận biết được rằng, đêm hôm trước “mau sao” tức là bầu trời quang đãng, nhiều sao và sao mọc sớm, mọc dày có thể quan sát rõ ràng bằng mắt thường thì vào ngày hôm sau trời thường sẽ có nắng đẹp, thích hợp để phơi thóc, làm nông… Ngược lại, vào những hôm trời “vắng sao”, nghĩa là sao ít, trời lại nhiều mây và u ám. Những dấu hiệu đó cho người dân biết trời ngày mai có thể sẽ có mưa. 

Có thể nói, nhờ nhận biết số lượng sao mà con người ta sẽ biết trước trước thời tiết mưa nắng ngày mai, để kịp thời phòng tránh, cảnh báo, tránh những thiệt hại không mong muốn.

Tuy vậy, việc dựa vào số lượng sao và tình trạng mây để phán đoán thời tiết ngày mai chỉ có thể làm được vào mùa hè. Bởi lúc này, thời tiết nắng nóng nên ít mây, dễ dàng cho con người quan sát bầu trời về đêm. Ngược lại vào mùa đông, nhiệt độ không khí thấp, mây và sương mù dày đặc nên sẽ gây cản trở việc quan sát. 

Xem thêm: Cá không ăn muối là gì và liệu câu tục ngữ đó còn đúng trong cuộc sống hiện đại

2. Tục ngữ “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” có đúng trong dự báo thời tiết?

mau-sao-thi-nang-vang-sao-thi-mua-voh-2
Liệu câu tục ngữ "mau sao thì nắng vắng sao thì mưa" có đúng trong thực tế

Được ra đời nhờ kết quả của quá trình quan sát, chắt lọc trong một khoảng thời gian dài. Tuy không dựa vào cơ sở khoa học hay biện pháp tính toán nào, song câu tục ngữ “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” có độ chính xác khá cao. 

Thông thường khi trời chuẩn bị mưa, các đám mây sẽ xuất hiện nhiều và tập trung dày đặc trong một khu vực, gây cản trở tầm nhìn của con người đến các ngôi sao. Trong khi đó, trời quang, không bóng mây, những ngôi sao xuất hiện nhiều thì thường là ngày hôm sau sẽ nắng ráo rất đẹp. 

Câu tục ngữ “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” được tính chính xác nhất là từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 âm lịch. Những tháng sau đó thời tiết bắt đầu lập thu và chuyển đông nên việc quan sát sao để dự báo thời tiết sẽ khó và không còn chính xác. 

Ngày nay, do sự ra đời nhanh chóng của các nhà máy, các khu công nghiệp và nhà cao tầng khiến chất lượng không khí, chất lượng tầm nhìn bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu bạn sống trong những đô thị lớn như Hà Nội hay Sài Gòn,.. sẽ rất khó để phán đoán được trời không có sao hay là đang bị khói bụi che mất. Bởi vậy. việc áp dụng câu tục ngữ “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” vào thực tế cũng không còn chính xác như xưa.

Xem thêm: Học để hiểu câu thành ngữ ‘Ôn cố tri tân’, triết lý về giáo dục của Khổng Tử

3. Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ đồng nghĩa với “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa”

mau-sao-thi-nang-vang-sao-thi-mua-voh-3

Trong kho tàng ca dao tục ngữ, có rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ khác cũng được đúc kết từ sự dày công quan sát thiên nhiên để rút ra những kinh nghiệm về thời tiết. 

1. “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”
Nghĩa: Khi chân trời xuất hiện màu vàng giống mỡ gà là một dấu hiệu cảnh báo sắp có bão. Lúc này, người dân cần đi gia cố nhà cửa, bảo vệ gia súc và ruộng đất trong nhà. 

2. “Tháng bảy kiến bò,chỉ lo lại lụt”
Nghĩa: Kiến là động vật sống dưới đất, chúng có giác quan rất nhạy bén. Bởi vậy khi thấy kiến bò ra khỏi tổ đều đó cho thấy có thể sắp xảy ra lũ lụt. 

3. “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối"
Nghĩa: Tháng 5 là mùa hè nên ban ngày kéo dài hơn buổi tối và ngược lại, tháng 10 là mùa đông nên trời sẽ nhanh tối hơn. 

4. “Nhất thì nhì thục”
Nghĩa: Đề cao tầm quan trọng của việc thời vụ và việc cày bừa để có đất tốt. Đất tốt cây trồng sẽ thuận lợi phát triển.

5. “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Nghĩa: Dân gian quan niệm có  4 yếu tố quan trọng nhất để có một vụ mùa bội thu là nước, phân bón, sự chăm sóc và giống cây tốt. 

Xem thêm: Thành ngữ ‘qua cầu rút ván’ và ý nghĩa ẩn giấu bên trong

6. “Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước”
Nghĩa: Ếch là một loài động vật thân lạnh rất mẫn cảm với trời mưa. Khi trời sắp có bão, gió hay mưa, ếch sẽ kêu rất to. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, người dân có thể nhận biết được trời sắp mưa.

7. “Mống đông, vồng tây, không mưa dây cũng bão giật”

8. “Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa”

9. "Mông cao gió táp, mống áp mưa rào”
Nghĩa: Nếu trời xuất hiện những vệt màu lớn ở phía đông hoặc tây thì tức là sắp có mưa gió to

10. “Trăng quầng thì cạn, trăng tán thì mưa”

11. “Chớp đằng đông nước đồng tràn ngập, Chớp Đông nhay nháy gà gáy thì mưa”

12. “Cày ruộng tháng năm, xem trăng rằm tháng tám”

13. “Sấm ra cà trổ, Sấm tháng chín, nhịn ăn rau”

14. “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”

15. “Nắng lắm thì mưa nhiều”

16. “Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”

17. “Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba rét nàng Bân”

18. “Rằm tháng bảy nước chảy lên bờ”
Nghĩa: Dựa vào một số tháng trong năm con người có thể dự đoán được các những sự kiện liên quan.

Có thể thấy câu tục ngữ “mau sao thì nắng vắng sao thì mưa” đã giúp cha ông ta nhận biết thời tiết ngày mai để chuẩn bị, sắp xếp công việc hiệu quả nhất. Hạn chế những thiệt hại nặng nề thời tiết gây ra.

Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet