Đau ngực trái: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Vùng ngực trái là khu vực chứa nhiều bộ phận quan trọng của cơ thể, bao gồm trái tim.

Có nhiều nguyên nhân làm phát sinh đau ngực bên trái. Mức độ nghiêm trọng, cường độ và tính chất của cơn đau này có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân cơ bản. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị - theo Thmeythmey.com.

dau-tuc-nguc-180424

Nguyên nhân gây ra đau tức ngực trái

Trào ngược dạ dày: Đây là một trong những nguyên nhân thường gây đau ngực trái ở nhiều người. Lượng axit dư thừa cùng với thức ăn chưa được tiêu hóa hết trào ngược lên thực quản, gây ra cơn co thắt dạ dày không chủ ý. Điều này gây ra cơn đau tức ngực trái, kèm với đó là cảm giác nóng rát khắp ngực, ợ chua khó chịu.

  • Mắc các bệnh lý về tim mạch: Đây được xem là nguyên nhân rõ rệt nhất gây ra đau ngực trái. Cụ thể khi đau ngực trái rất có khả năng bạn bị mắc một số bệnh lý như bệnh van tim, bóc tách động mạch chủ, viêm màng ngoài tim, bệnh mạch vành...
  • Nóng trong ngực: Đau ở ngực trái có thể do cảm giác nóng trong ngực, khi đó cơ trái tim và các cơ xung quanh bị căng thẳng.
  • Bệnh viêm khớp: Bệnh viêm khớp có thể tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực trái.
  • Rối loạn dạ dày: Các vấn đề về dạ dày như trào ngược dạ dày hoặc viêm loét dạ dày có thể gây ra cảm giác đau ở ngực trái.
  • Trọng lượng cơ thể: Nếu bạn có cân nặng quá mức, áp lực lên ngực và cơ tim có thể gây cảm giác đau ở ngực trái.
  • Bệnh lý phổi: Một số bệnh lý phổi như viêm phổi hoặc khiếm khuyết phổi có thể gây cảm giác đau ở ngực trái.
  • Do ảnh hưởng tâm lý: Đau ngực trái cũng liên quan đến hệ thần kinh cao cấp. Xuất phát từ các nguyên nhân như lo âu, trầm cảm, trạng thái tăng không khí...

Những trường hợp bị đau ngực trái do ảnh hưởng tâm lý thường rất mơ hồ, mức độ thường là đau nhẹ và đi kèm với các dấu hiệu như khó thở, cảm giác hồi hộp, mất ngủ...

Để biết chính xác nguyên nhân của cảm giác đau ở ngực trái, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra.

Dấu hiệu đau ngực bên trái

Đau tức ngực bên trái là tình trạng rất thường gặp ở mọi đối tượng. Thông thường, người bị tức ngực trái có những biểu hiện như:

  • Cảm giác ngực bị đè nặng, áp lực lên vùng ngực lớn;
  • Cơn đau ngực trái xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ từ từ;
  • Khó thở, hụt hơi;
  • Đau nhói ở ngực trái, cơn đau lan ra vùng vai, cánh tay, bên trái cổ và hàm;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Người mệt mỏi, không có sức;
  • Đổ mồ hôi;
  • Cơn đau dữ dội hơn khi gắng sức, vận động mạnh;
  • Đau nặng có thể gây rối loạn nhịp tim.

Cách điều trị đau ngực bên trái

Khi tức ngực bên trái là do làm việc quá sức, tập luyện ở cường độ cao hoặc hoảng loạn thì cơn đau sẽ dần biến mất sau khi nghỉ ngơi.

Bạn chỉ cần ổn định lại tâm lý, ngồi nghỉ ở nơi thoáng mát, bóng râm, hít thở nhẹ nhàng để giảm đau. Trong trường hợp đau tức ngực trái là do bệnh lý về tim mạch, phổi, hệ tiêu hóa... gây ra thì người bệnh cần chú ý thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Dừng ngay công việc đang làm, ngồi nghỉ ngơi.
  • Dùng thuốc trị đau ngực dạng xịt hoặc dạng ngậm dưới lưỡi theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Khi cơn đau không thuyên giảm, kèm với đó là các triệu chứng khác cũng trở nên nặng hơn thì bạn cần đến bệnh viện ngay.
  • Dùng thuốc để xử lý cơn đau ngực trái: Thuốc chẹn beta, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn kênh canxi...

Cách phòng ngừa đau ngực:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học;
  • Tập thể dục đều đặn;
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia;
  • Tránh căng thẳng quá mức;
  • Duy trì cân nặng hợp lý;

Đau tức ngực bên trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, nguy hiểm nhất là liên quan đến tim mạch. Nếu bạn bị đau phần ngực bên trái khoảng 30 phút, sau khi đã nghỉ ngơi nhưng vẫn không giảm đau thì nên đến gặp bác sĩ ngay.