Trẻ em sau khi tiêm phòng COVID-19 không chơi thể thao, vận động mạnh

(VOH) - Sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, yêu cầu tránh không cho trẻ chơi thể thao, vận động mạnh vì sẽ tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn.

Theo hướng dẫn triển khai tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em thì ít nhất trong 3 ngày sau tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ thì cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo cần tránh cho trẻ vận động mạnh hay chơi thể thao có cường ng độ cao. Điều này sẽ gây tăng áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim sẽ trầm trọng hơn.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại TP HCM
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại TP HCM Ảnh: HCDC

Tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho trẻ sau 3 - 4 tuần

Thông tin tại cuộc tập huấn hướng dẫn triển khai khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi do Bộ Y tế tổ chức cho biết, vaccine hiện tại được sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi là vaccine Comirnaty của Pfizer, tương tự như loại vaccine dùng cho người lớn từ 18 tuổi trở lên. 

Tuy nhiên liều lượng dùng có thấp hơn chỉ 0,3 ml mỗi liều dùng, và dùng tiêm bắp; gồm 2 mũi tiêm, khoảng cách giữa 2 mũi dài từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày).

Bộ Y tế cũng khuyến cáo các địa phương khi tiêm cần tuân thủ theo đúng các hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Y tế liên quan đến tiêm chủng, ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong khi triển khai chiến dịch tiêm chủng này.

Đặc biệt trẻ em trong lứa tuổi này thường có phản ứng lây chuyền do đó khi 1 trẻ nào có biểu hiện lo sợ hay e ngại tiêm thì sẽ dễ gây ra phản ứng lan chuyền cho nhiều trẻ khác. Vì vậy nên sắp xếp các phòng tiêm, theo dõi sau tiêm thật hợp lý, có những khoảng cách nhất định”- PGS.TS Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW nói

Tại Quyết định 5002 do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 29/10, dựa trên công văn về tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong đó nêu rõ những trẻ bị bệnh bẩm sinh, mạn tính (ung thư, bệnh về máu, thận…), bị phản ứng dị ứng độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào, trẻ có bệnh nền bắt buộc phải tiêm chủng vaccine COVID-19 ở bệnh viện.

Tại bệnh viện, trẻ cần được khám sàng lọc có mắc bệnh bẩm sinh, mạn tính hay không; nghe tim, phổi bất thường; xác định phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào không… trước khi tiêm.

Phản ứng viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ rất hiếm gặp

Về phản ứng sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết: các phản ứng xảy ra cũng hoàn toàn tương tự như ở người lớn, phổ biến là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm. Trẻ cũng có thể bị ớn lạnh, sốt, mệt mỏi. 

Tuy nhiên chuyên gia lưu ý, đối với vaccine Pfizer, thường sau tiêm mũi vaccine thứ 2 sẽ xảy ra phản ứng nhiều hơn mũi 1. 

Các phản ứng có thể xảy ra các phản ứng khác gặp trên tỷ lệ 1/10 trẻ hoặc 1/100 trẻ sau tiêm là buồn nôn, mẩn đỏ tại chỗ tiêm.

Các phản ứng không phổ biến khác dưới 1/1.000 trường hợp là nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa tại chỗ tiêm.

Những phản ứng tiếp theo là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim thì rất hiếm gặp.

Theo hướng dẫn, các trẻ sau khi tiêm được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút nguyên tắc này áp dụng cho tất cả các loại vắc xin chứ không riêng gì Covid-19. Vì đây là khoảng thời gian biến chứng sau khi tiêm có thể xuất hiện như sốc phản vệ. Các trường hợp bị sốc phản vệ cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sau đó tiếp tục theo dõi 28 ngày sau khi tiêm, đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu sau tiêm chủng. Việc theo dõi sau tiêm áp dụng như với người lớn.

Tại một số quốc gia đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ trước Việt Nam đã ghi nhận phản ứng như: Viêm cơ tim, viêm màng tim… rất hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái (khoảng từ 4 – 6 lần, thậm chí gấp 10 lần trẻ gái).

Dù tỷ lệ gặp phản ứng này rất thấp nhưng ngành y tế vẫn phải chuẩn bị trước tiêm chủng, để cán bộ y tế hiểu và nhận biết thế nào là viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim nhằm phát hiện sớm. Những dấu hiệu nhận biết sớm nhất như trẻ mệt, nhịp tim nhanh và sau đó mới đến huyết áp thấp.

Tại Bỉ đã có ít nhất 3 vận động viên đua xe đạp trẻ tuổi phải nhập viện với các vấn đề về tim sau một cuộc đua hoặc tập luyện trong những tuần gần đây và tất cả các trường hợp này đều vừa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Các bác sĩ Bỉ khuyến cáo mọi người sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cần có thời gian nghỉ ngơi. Bác sĩ tim mạch Guido Claessen của Đại học Leuven (Bỉ) nhận định: “Bất kỳ ai cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chứng viêm cơ tim, ngay cả những người không phải là vận động viên. Khi chơi thể thao, bạn sẽ gây thêm căng thẳng cho cơ.

Vì vậy, cần có ít nhất một tuần nghỉ ngơi, thậm chí là hai tuần nếu có thể (đặc biệt là sau khi tiêm liều thứ hai). Thể thao không phải là bị cấm hoàn toàn, nhưng đừng lên kế hoạch cho việc thi đấu hoặc thử thách lớn, mà hãy hoạt động nhẹ nhàng”.