Giá cà phê hôm nay 15/10: Sàn thế giới phục hồi tăng trờ lại, cuộc chiến giành nguồn cung bắt đầu

(VOH) - Giá cà phê ngày 15/10 giữ ổn định vì cà phê vụ mới của Việt Nam chưa thể sớm đưa ra thị trường. Giá Robusta và Arabica đều tăng do nguồn cung từ các nước sản xuất chính còn bị thắt chặt.
Giá cà phê hôm nay 15/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới phục hồi

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 15/10, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London phục hồi tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 2 USD, lên 2.135 USD/tấn, kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng 2 USD, lên 2.145 USD/tấn.

Song song đó, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York cũng tăng trở lại. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 0,60 cent, lên 209,25 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 0,55 cent, lên 212,15 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 15/10: Sàn thế giới phục hồi tăng trờ lại, cuộc chiến giành nguồn cung bắt đầu 2
Giá cà phê hôm nay 15/10: Sàn thế giới phục hồi tăng trờ lại, cuộc chiến giành nguồn cung bắt đầu 3

Giá Robusta được duy trì do nguồn cung từ các nước sản xuất chính còn bị thắt chặt và cà phê vụ mới của Việt Nam chưa thể sớm đưa ra thị trường, giới đầu cơ tăng mua để kéo hàng về các tháng gần.

Trong khi đó, giá Arabica thời gian qua chịu nhiều áp lực từ những biến động tài chính tại Mỹ và trên sàn New York.

Đơn cử, hôm qua 14/10 giá cà phê kỳ hạn tại New York đảo chiều giảm mạnh ngay khi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) là cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) công bố biên bản phiên họp tháng 9, với nhận định đã đến lúc có thể giảm mua tài sản trị giá 120 tỷ USD/mỗi tháng kể từ tháng 11 và sẽ kết thúc quá trình mua vào cuối năm 2022.

Đồng thời, FOMC sẽ xem xét khả năng nâng lãi suất cơ bản USD trong phiên họp sắp tới nhằm ngăn chặn đà lạm phát vuợt mức mục tiêu. Tuy không ngoài suy đoán của thị trường nhưng việc chính thức công bố biên bản phiên họp cũng khiến chứng khoán quay đầu giảm và kéo giá cả nhiều loại hàng hóa giảm theo, kể cả đồng bạc xanh. Có vẻ như các đồng tiền kỹ thuật số được hưởng lợi nhiều nhất, kéo theo đó thị trường nông sản lao dốc.

Về nguồn cung Arabica, dự báo sản lượng cà phê năm 2021 của Brazil giảm hơn 25%, các doanh nghiệp bắt đầu vào cuộc chiến tranh giành nguồn cung. Nguồn cung thắt chặt đẩy giá cà phê loại này lên mức cao nhất 4 năm. Giá Arabica được dự báo còn tăng mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Thời tiết khắc nghiệt, các vấn đề về vận chuyển trong bối cảnh đại dịch và nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn là ba yếu tố đang góp phần làm tăng giá cà phê trong năm qua, với giá cà phê cơ bản đã tăng gấp đôi.

Đối với một quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, nơi cà phê là một phần quan trọng trong đời sống xã hội và là một mặt hàng văn hóa thiết yếu, sự tăng giá này có thể gây ra tác động bất lợi rất lớn.

Khi nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bấp bênh, cà phê giá cao có thể khiến một số người uống cà phê từ bỏ thói quen uống loại thức uống này đồng thời khiến nhiều nhà sản xuất cà phê nhỏ phải ngừng kinh doanh.

Biến đổi khí hậu là một trong những yếu tố chính khiến giá cà phê tăng chóng mặt. Trong năm qua, hàng trăm nghìn cây cà phê ở Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đã bị phá hoại do hạn hán, băng giá và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác do biến đổi khí hậu gây ra.

Những cây này có thể mất từ 4 đến 7 năm để mọc lại và có thể bị đe dọa bởi mức độ gió, nóng hoặc lạnh cao hơn bình thường. Tất cả đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng, đặc biệt là cà phê arabica, theo Duvar English.

Giá trong nước đứng yên

Giá cà phê trong nước sáng nay đi ngang, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.600 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.600 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng giảm, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.700 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.600 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá tại Pleiku là 40.500 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  mức 40.500 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  41.900 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,700

         0

Lâm Hà (Robusta)

39,700

         0

 Di Linh (Robusta)

39,600

         0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.600

          0

Buôn Hồ (Robusta)

40.500

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40.500

0

Ia Grai (Robusta)

40.500

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40.500

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.500

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,900

                 0

FOB (HCM)

2.190

Trừ lùi: +55

 

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2021 đạt 120 nghìn tấn, trị giá 245 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng 9,0% về trị giá so với tháng 8/2021; so với tháng 9/2020 tăng 20,3% về lượng và tăng 30,3% về trị giá.

Tính chung 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn, trị giá 2,25 tỷ USD, giảm 4,2% về lượng, nhưng tăng 4,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Việt Nam, việc giãn cách xã hội khiến hoạt động chế biến và xuất khẩu cà phê bị trì hoãn. Cùng với đó, sương giá và thời tiết khắc nghiệt tại Brazil càng khiến thị trường lo ngại việc nguồn cung cà phê cho thế giới thời gian tới sẽ giảm mạnh. Điều này đã đẩy giá cà phê lên mức cao nhất trong 4 năm.