Giá cà phê hôm nay 18/9: Robusta tăng mạnh, nguồn cung toàn cầu sẽ trở lại trong niên vụ 2022-2023

(VOH) - Giá cà phê ngày 18/9 trong nước ổn định sau phiên tăng mạnh. Robusta cao nhất trong 12 tháng qua, nguồn cung toàn cầu sẽ trở lại trong niên vụ 2022-2023.
Giá cà phê hôm nay 18/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê thế giới trái chiều

Khảo sát giá cà phê thế giới lúc 8h00 ngày 18/9, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 11/2021 tăng 44 USD/tấn ở mức 2.151 USD/tấn, giao tháng 1/2022 tăng 31 USD/tấn ở mức 2.121USD/tấn.

Song song đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 quay đầu giảm 1,75 cent/lb  về  mức 186,4 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 1,70 cent/lb về mức 189,2 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 18/9: Robusta tiếp tục tăng mạnh, nguồn cung toàn cầu sẽ trở lại trong niên vụ 2022-2023 2
Giá cà phê hôm nay 18/9: Robusta tiếp tục tăng mạnh, nguồn cung toàn cầu sẽ trở lại trong niên vụ 2022-2023 3

Giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn trong phiên giao dịch cuối tuần này tăng giảm trái chiều.

Giá cà phê robusta tiếp tục tăng mạnh trong khi arabica đảo chiều giảm. Các vùng trồng cà phê lớn ở miền Nam Brazil đã có những cơn mưa đầu mùa có thể là nguyên nhân kéo giá cà phê arabica quay đầu giảm.

Mức giá trên tiếp tục thể hiện sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung Robusta từ các nước Đông Nam Á. Điều này thể hiện khi nhiều đơn vị sẵn sàng đưa giá trừ lùi về rất sâu (khoảng 200 USD/tấn so với giá trên sàn London) để đưa hàng từ cảng TP Hồ Chí Minh.

Theo các chuyên gia, giá cà phê liên tục tăng nhằm bù đắp chi phí vận tải biển đang quá cao hiện nay.

Reuters mới đây cho biết, gã khổng lồ ngành vận tải biển Đan Mạch A.P. Moller-Maersk nhận định cơn sốt giá cước chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm nay. Maersk đã nâng triển vọng ngành vận tải biển và dự báo giá cước sẽ còn tăng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị tắc nghẽn.

Nguyên nhân là dịch Covid-19 đã gây nên tình trạng thiếu container và tắc nghẽn tại các cảng, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng của người dân cao. Điều này đã đẩy giá cước tăng lên mức kỷ lục.

Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, đã trải qua những đợt thời tiết cực đoan gây thiệt hại cho các nông trại trồng cà phê. Thời tiết xấu cũng làm giảm sản lượng cà phê ở Colombia.

“Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, ít nhất ở Mỹ và châu Âu, nhu cầu sẽ tăng trong những tháng sắp tới khi việc dỡ bỏ các hạn chế chống Covid cho phép các cửa hiệu cà phê mở cửa trở lại”, báo cáo của Fitch Solutions nhận định.

Công ty tư vấn này nâng dự báo giá bình quân của cà phê arabica năm 2021 từ 1,35 USD/pound lên 1,6 USD/pound. Dự báo giá bình quân cà phê arabica năm 2022 được nâng từ 1,25 USD/pound lên 1,5 USD/pound.

Fitch Solutions cho rằng, các hạn chế chống Covid ở Việt Nam sẽ được nới từ từ, nên gián đoạn xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể chỉ là vấn đề tạm thời. Bên cạnh đó, sản lượng cà phê của Brazil có thể sẽ phục hồi “khá nhanh” miễn là thời tiết cực đoan không quay trở lại.

Điều này có nghĩa là nguồn cung cà phê toàn cầu có thể bắt đầu tăng trở lại trong niên vụ 2022-2023, với giá bình quân cà phê arabica trong năm 2023 có thể hạ về 1,2 USD/pound – Fitch Solutions dự báo.

Giá trong nước đi ngang

Giá cà phê trong nước hôm nay, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 40.500 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 39.500 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 39.600 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 39.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk, cụ thể tại tại Cư M'gar ở mức 40.500 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai, giá tại Pleiku là 40.4000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông, dao động ở ngưỡng 40.400 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum, dao động ở  mức 40.300 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM, dao động ở  ngưỡng  41.800 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

39,600

0

Lâm Hà (Robusta)

39,600

                0

 Di Linh (Robusta)

39,500

0

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

40.500

               0

Buôn Hồ (Robusta)

40.400

0

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

40,400

0

Ia Grai (Robusta)

40,400

0

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

40,400

0

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

40.300

0

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

41,800

                0

FOB (HCM)

2.161

Trừ lùi: +24

Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay giá cước tàu tăng phi mã theo xu hướng chung của thế giới. Đặc biệt tuyến đi Mỹ và châu Âu có lúc tăng tới 5-10 lần so với thời điểm trước đại dịch, nhiều doanh nghiệp thậm chí không thể đặt được tàu hoặc không thuê được container.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Việc ''đóng băng'' trung tâm xuất khẩu tại TP Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến các kiện hàng cà phê và những hàng hóa khác ra nước ngoài.

Trong tháng 8/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 8,7% so với tháng 7 xuống còn 111.697 tấn. Từ tháng 1 đến tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê - thấp hơn 6,4% so với năm trước, nhưng doanh thu xuất khẩu lại tăng 2% lên khoảng 2 tỷ USD.

Sụt giảm trong xuất khẩu của Việt Nam và sản lượng ở các nhà sản xuất hàng đầu khác đã thúc đẩy giá cà phê toàn cầu. Giá cà phê Arabica kỳ hạn đã tăng khoảng 45,8% trong năm nay, trong khi giá cà phê Robusta kỳ hạn tăng 52,2%.