Giá cà phê hôm nay 22/11/2021: Giá cà phê đã cao nhất 10 năm và vẫn có thể tăng tiếp do nguồn cung cạn kiệt

(VOH) - Giá cà phê ngày 22/11 tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg. Giá thế giới ở mức cao nhất 10 năm và vẫn có thể tăng tiếp do nguồn cung cạn kiệt.

Giá trong nước phục hồi tăng

Giá cà phê trong nước sáng nay tiếp tục tăng nhẹ 100 đồng/kg, giá cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 41.100 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 40.200 đồng/kg.

Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê ở Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà ở mức 40.300 đồng/kg, tại Di Linh ở ngưỡng 40.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, cụ thể ở tại Cư M'gar ở mức 41.100 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Gia Lai tăng 100 đồng/kg, giá ở Pleiku là 41.000 đồng/kg, và Ia Grai giao dịch quanh mức 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 41.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 41.000 đồng/kg

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 100 đồng/kg, dao động ở ngưỡng  42.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

LÂM ĐỒNG

 

 

Bảo Lộc (Robusta)

40,300

+100

Lâm Hà (Robusta)

40,300

+100

 Di Linh (Robusta)

40,200

+100

ĐẮK LẮK

 

 

Cư M'gar (Robusta)

41.100

+600

Buôn Hồ (Robusta)

41.000

+600

GIA LAI

 

 

Pleiku (Robusta)

41.000

+100

Ia Grai (Robusta)

41.000

+100

ĐẮK NÔNG

 

 

Gia Nghĩa (Robusta)

41.000

+100

KON TUM

 

 

Đắk Hà (Robusta)

41.000

+100

TP.HỒ CHÍ MINH

 

 

— R1

42,700

+100

FOB (HCM)

2.300

Trừ lùi: +55

 

Giá cà phê hôm nay 22/11/2021
Ảnh minh họa: internet

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (5% đen & vỡ) cuối tuần này tuần này thấp hơn 280 – 300 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn London, nới rộng so với mức trừ lùi 250 - 260 USD cách đây một tuần do không chắc chắn về chất lượng và khối lượng cà phê cung cấp.

Về vụ cà phê mới tại Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Quang Bình phân tích, hiện giá phân bón, giá xăng dầu, giá nhân công thu hái đã tăng cao so với trước, tuy nhiên giá cà phê nguyên liệu vẫn "đủng đỉnh", tăng nhưng chậm.

Đợt khảo sát nhanh tại Bảo Lộc, Di Linh (Lâm Đồng) vào đầu tuần trước cho thấy, hiện nhiều vườn vẫn chưa thu hái do thiếu lao động, dù tiền công trả rất cao. Tại nhiều nơi, tỷ lệ trái chín nhiều những chưa thu hái vì những biện pháp giãn cách chống dịch và một số yếu tố thị trường khác như thiếu người mua, nhà vườn chưa bằng lòng với giá mua của các đại lý.

Sau gần 2 năm chìm trong đại dịch, thị trường cho rằng người bán chắc chắn phải bán. Cho nên, tâm lý người mua vẫn muốn chờ đợi một áp lực bán mạnh từ phía nông dân, do nhiều gia đình đã cạn tiền chi tiêu và không còn lực tài chính để giữ hàng.

Ngược lại, một số nhà xuất khẩu không thể mua mạnh vì thiếu hợp đồng lớn và giao xa cũng như khâu tín dụng đang ngặt nghèo, còn nhà nhập khẩu lại đang mất phương hướng với giá cước tàu biển.

Một hướng bán đã từng thịnh hành từ mấy năm trước, nay có vẻ quay trở lại dù rủi ro cho nhà vườn rất cao, đó là gởi kho và ứng tiền trước. Tuy nhiên, hàng bán kiểu này lại sẽ bị ''thiệt kép" như khi giá thị trường 42,5 triệu đồng/tấn thì hàng gởi kho chỉ được bán nếu chấp nhận giá 41,5-41,7 triệu đồng/tấn.

Chuyên gia Nguyễn Quang Bình nhận định, khi nhà vườn bị động với vụ mùa mới, thiết nghĩ các ngân hàng và hiệp hội ngành hàng nhanh chóng can thiệp bằng các biện pháp hỗ trợ tài chính, giúp nông dân cà phê tránh được những khó khăn đang thực sự ngay đầu mùa.

Giá cà phê thế giới quay đầu tăng

Khảo sát giá cà phê thế giới sáng ngày 22/11 giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 33 USD/tấn ở mức 2.245 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 30 USD/tấn ở mức 2.197 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 tăng 4,35 cent/lb ở mức 233,3 cent/lb, giao tháng 3/2022 tăng 4,25 cent/lb ở mức 233,4 cent/lb.

Giá cà phê arabica trên Sàn hàng hóa liên lục địa ICE đã tăng 14% từ đầu tháng 11 đến nay, còn so với đầu năm thì hiện cao hơn khoảng 82% do nguồn cung bị gián đoạn, nhất là từ Brazil – nước sản xuất hàng đầu thế giới.

Thị trường cà phê toàn cầu đã sốt nóng từ cuối năm 2020 do thời tiết bất thường ở Brazil và dịch Covid-19 tại các nước cung cấp cà phê chủ chốt. Tuy nhiên, từ ngày 8/11, giá tăng cực mạnh bởi "dự báo nguồn cung ở Brazil và Colombia rất kém (và) khả năng La Niña có thể khiến tình hình sản xuất càng tệ hơn nữagây ra các vấn đề về mùa vụ hơn nữa", Fitch Solutions cho biết.

Giá cà phê tăng trong bối cảnh lượng cà phê trong kho dự trữ còn rất ít và đồng tiền Brazil mạnh lên càng khiến cho người trồng cà phê Brazil không muốn bán ngay.

Ngày càng có nhiều người lo ngại rằng sẽ có nhiều vụ vỡ nợ hợp đồng ở cả Brazil và Colombia và người trồng cà phê đã ký hợp đồng bán cà phê từ lâu với giá thấp hơn nhiều so với giá hiện nay. Lúc này giá tăng quá mạnh trong khi sản lượng thấp nên người trồng cà phê sẵn sàng phá hợp đồng.

Kể từ đầu tháng 8 đến nay, giá arabica đã tăng hơn 35%, và tăng gấp đôi trong vòng một năm qua, nguy cơ sẽ buộc các công ty như Starbucks Corp. và Peet's Coffee & Tea Inc. – sử dụng chủ yếu là arabica làm nguyên liệu – có thể sẽ phải nâng giá bán sản phẩm.

Giá arabica tăng khiến robusta không thể đứng ngoài cuộc. Theo đó, robusta kỳ hạn tháng 1/2021 trên sàn London tăng 1,5% trong phiên cuối tuần, lên 2.245 USD/tấn do thời tiết bất thường (thiếu nắng) làm cho trái cà phê ở Việt Nam – nước sản xuất robusta hàng đầu thế giới – bị chậm chín, thời gian thu hoạch sẽ kéo dài hơn, có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê.

Bên cạnh đó, dịch Covid-19 tăng đột biến ở khu vực trồng cà phê chủ chốt cũng gây thiếu hụt nhân lực hái quả, khiến giá thuê nhân công hiện cao ít nhất gấp rưỡi so với vụ trước.

Các nhà cung cấp cà phê hàng đầu thế giới như Brazil, Colombia, Việt Nam và các nước sản xuất cà phê khác đã trải qua tình trạng thời tiết khắc nghiệt khiến năng suất cà phê sụt giảm.

Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (5% đen & vỡ) cuối tuần này tuần này thấp hơn 280 – 300 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 1 trên sàn London, nới rộng so với mức trừ lùi 250 - 260 USD cách đây một tuần do không chắc chắn về chất lượng và khối lượng cà phê cung cấp.

Tại Indonesia, một nước sản xuất cà phê lớn khác ở Châu Á, nguồn cung cũng hạn chế trong khi nhu cầu bình thường. Mức trừ lùi giá cà phê robusta Sumatra ở tỉnh Lampung tuần này vững ở mức 250 USD so với hợp đồng tham chiếu ở London, cao hơn mức trừ lùi 170 - 180 USD so với kỳ hạn tháng 1 – 2 trên sàn London.

Băng giá và hạn hán phá hủy mùa màng ở nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới - Brazil, cùng lúc mưa quá nhiều ảnh hưởng tới sản xuất ở Colombia trong khi tình trạng thiếu container vận chuyển đang kìm hãm xuất khẩu từ Việt Nam.

Hiện giá cà phê chưa có dấu hiệu dừng tăng. Nếu các hợp đồng kỳ hạn tương lai tiếp tục tăng giá thì có nghĩa là giá cà phê sẽ còn tăng thêm nữa.

Điều này diễn ra trong bối cảnh người tiêu dùng vốn đã chật vật do lạm phát tăng cao bởi giá các loại thực phẩm khác đều tăng, khiến cho cà phê cũng trở thành một yếu tố quan trọng góp phần làm tăng lạm phát và cản trở kinh tế thế giới hồi phục.