Giá tiêu ngày 14/10: Lập đỉnh nóng mới, dự báo giá tiêu sẽ chạm mốc 100.000 đồng/kg

(VOH) - Giá tiêu ngày 14/10 tiếp đà tăng mạnh thêm 1.000đồng/kg do các đại lý thu gom hàng, 3 ngày đầu tuần tăng thêm 3.000 - 4.000 đồng/kg. Giá tiêu xuất khẩu đã tăng 200 USD/tấn.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 89.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  86.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 1.000 đồng/kg , dao động trong  mức 87.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 86.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 89.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 88. 000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 86.000đồng/kg.

Đáng chú ý, giá thu mua hồ tiêu tại một số đại lý hiện rất cao.

Tại đại lý của Công ty THNN Hoàng Hân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng (Đắk Lắk), giá tiêu mua vào được niêm yết ở mức 91.700 đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

87,000

+1.000

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

86,500

+1.000

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

87,000

+1.000

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

89.000

+1.000

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

88,000

+1.000

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

86,000

+1.000

Giá tiêu hôm nay 14/10/2021
Ảnh minh họa: internet

Sáng nay 14/10, giá tiêu trong nước tăng 1.000 tại các đại phương so với cùng thời điểm hôm qua. 3 ngày đầu tuần tăng liên tiếp đẩy giá tiêu tăng thêm 3.000 - 4.000 đồng/kg. So với đầu tháng, giá tiêu thêm trung bình 7.500 đồng/kg. Dự báo giá tiêu khả năng có thể cán mốc 100.000 đồng/kg.

Sự sụt giảm của xuất khẩu trong quý III/2021 là nguyên nhân khiến giá tiêu "bùng nổ" từ đầu tháng 10/2021 đến nay. Nguyên nhân là sau khi nới lỏng giãn cách, các đơn vị xuất khẩu buộc phải thực hiện giao hàng theo hợp đồng, sau khi đã trì hoãn vì dịch bệnh. Bên cạnh đó còn là sự quay trở lại của thương lái Trung Quốc. Các đại lý, công ty xuất khẩu cũng mua bù hàng vào kho.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu tháng 10/2021 sẽ tăng mạnh. Lượng đơn hàng mới phục vụ nhu cầu thế giới dịp lễ Tết cuối năm tiếp tục sẽ là đòn bẩy để giá tiêu tăng trong thời gian tới. Với đà tăng này, mốc 90.000 đồng/kg không còn xa nữa.

Tính từ đầu tháng 10 đến nay, giá tiêu xuất khẩu đã tăng 200 USD/tấn.

Tại cảng khu vực TP.Hồ Chí Minh, giá tiêu đen ngày 11/10 loại 500g/l và 550g/l tăng 100 USD/tấn so với ngày 6/10, tương đương 2,3%, lên mức 4.390 USD/tấn và 4.490 USD/tấn.

Giá tiêu trắng xuất khẩu cũng  tăng 100 USD/tấn, đạt 6.390 USD/tấn.

Theo phân tích của các chuyên gia, giá tiêu tại Việt Nam ngày càng tăng cao là do nguồn cung khan hiếm, các doanh nghiệp đang đẩy mạnh thu mua phục vụ đơn hàng cuối năm. Bên cạnh đó, do nới lỏng các giải pháp giãn cách tại phía Nam nên chi phí vận tải bắt đầu giảm, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Từ 27/9 - 1/10/2021, thị trường có phản ứng trái chiều khi giá tiêu Việt Nam và Ấn Độ giao dịch trong nước và trên thị trường quốc tế đều tăng.

Cụ thể, sau 2 tuần ổn định, giá tiêu Ấn Độ cho thấy xu hướng tăng. Nguyên nhân là lo ngại về sự sụt giảm sản lượng trong năm nay, do khí hậu thất thường ở một số huyện như Hassan, Chikkamagaluru và Kodagu.

Tại bang Karnataka (Ấn Độ), tình trạng mưa liên tục khiến lo ngại sẽ làm gia tăng độ ẩm trong đất, gây hại cho cây tiêu. Một số người trồng tiêu lo sợ sản lượng sẽ không bằng 50% năm ngoái. Trong niên vụ 2020-2021, sản lượng tiêu của bang là 65.000 tấn.

Tại Indonesia, giá tiêu đen tiếp tục ổn định. Trong khi đó, giá tiêu trắng ghi nhận sự sụt giảm khi hầu hết các khu vực đều đã kết thúc vụ thu hoạch.

Ở Malaysia, giá tiêu địa phương và quốc tế cho thấy xu hướng giảm. Trong khi đó giá tiêu Sri Lanka trong nước tiếp tục ổn định từ giữa tháng 8.

Tính đến ngày 4/10, hạt tiêu tại bang Karnataka (Ấn Độ) được bán với mức giá là 410 rupee/kg. Trong khi người trồng mong đợi một mức giá tốt hơn do sản lượng đang có xu hướng giảm, thì họ cũng đồng thời lo lắng việc nhập khẩu tiêu kém chất lượng không được kiểm soát.

Ông KR Keshava, Chủ tịch của tổ chức những người trồng tiêu Black Gold League (BGL), cho biết: “Việc nhập khẩu hạt tiêu và buôn bán bất hợp pháp vẫn đang diễn ra bất chấp nhiều lần kêu gọi dừng lại”.

Theo ông Kishore Shamji, chủ sở hữu công ty Kishor Spices ở Kochi, các biện pháp hạn chế được đưa ra dường như không có tác dụng, các giao dịch hồ tiêu bất hợp pháp ngày càng gia tăng với số lượng người tham gia ngày càng nhiều.

Chính vì vậy, người trồng tiêu tại đây đã yêu cầu chính quyền trung ương có biện pháp hạn chế nhập khẩu hạt tiêu. Xem xét nhu cầu của họ, các cơ quan nhà nước đã ấn định giá tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka ở mức 500 rupee/kg, The Hindu đưa tin.