Giá tiêu ngày 18/5/2022: Thị trường ảm đạm

(VOH) - Giá tiêu ngày 18/5 đứng yên, thị trường tiêu áp lực nguồn cung lớn, tiêu thụ khó khăn, nhất là đối với thị trường Trung Quốc cũng đang yếu lực cản đối với giá tiêu trong thời gian qua.

Gía tiêu sáng nay đi ngang, cao nhất ở ngưỡng 76.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 73.000 đồng/kg  tại Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 73.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng  76.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 75.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai, dao động ở ngưỡng 73.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

74,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

73,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

74,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

76,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

75,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

73, 500

0

Giá tiêu hôm nay 18/5/2022
Ảnh minh họa: internet

Hiện tại, nhiều nơi đã thu hoạch xong trên 80% vụ tiêu năm nay. Điều này tạo nên áp lực nguồn cung dồi dào. Bên cạnh đó, tồn kho trong dân vẫn còn nhiều.

Theo bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trước đó, hiệp hội báo cáo với Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC) sản lượng hồ tiêu Việt Nam năm 2022 là 162.000 giảm 10% so với niên vụ 2022. Tuy nhiên, con số này chỉ là tạm thời do thời điểm báo cáo chưa thu hoạch xong và qua khảo sát cho thấy tồn kho của dân còn nhiều và cao hơn so với ước tính ban đầu.

Bên cạnh áp lực nguồn cung lớn, việc tiêu thụ khó khăn, nhất là đối với thị trường Trung Quốc cũng đang yếu lực cản đối với giá tiêu trong thời gian qua.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu được 79.410 tấn hồ tiêu các loại, thu về 369,7 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, lượng xuất khẩu giảm 15,5% tương đương 14.611 tấn, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tăng 29,2% tương đương 83,6 triệu USD.

Riêng thị trường Trung Quốc, lượng tiêu xuất khẩu chỉ đạt 209 tấn trong tháng 4. Đây là lượng nhập khẩu hồ tiêu ít nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Điều này khiến tổng lượng tổng lượng xuất khẩu sang thị trường trong tháng 4 chỉ khoảng 2.347 tấn, giảm 87,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc tắc nghẽn ở các cửa khẩu, thắt chặt việc đi lại tại thị trường nội địa Trung Quốc khi phát hiện ca dương tính sẽ làm cho việc tiêu thụ hồ tiêu của Trung Quốc giảm xuống.

Năm 2021, Trung Quốc là khách hàng lớn thứ hai của ngành tiêu Việt Nam, sau Mỹ với tỷ trọng khoảng 15%. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, vị thế của thị trường này tụt xuống thứ 8 và tỷ trọng chỉ còn khoảng 3%.

Thông thường, xuất khẩu hồ tiêu sẽ có xu hướng đi lên trong quý II sau khi vụ thu hoạch kết thúc, do đó thị trường dự kiến sẽ sôi động hơn trong thời gian tới.

Song, giá hồ tiêu được cho là sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp chống dịch của Trung Quốc. Trong trường hợp Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch, giao thương thuận lợi sẽ thúc đẩy giá tăng trở lại.

Ngược lại, nếu tình hình tiếp tục không khả quan, giá có thể đi ngang hoặc giảm cho dù nhu cầu từ các thị trường lớn khác như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ vẫn tương đối tốt.

Song song đó, lạm phát gia tăng tại nhiều quốc gia do tác động của cuộc xung đột Nga và Ukraine có thể ảnh hưởng phần nào đến sức tiêu dùng hàng hóa nói chung và hồ tiêu nói riêng.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tuần trước (9/5 - 13/5) thị trường cho thấy chiều hướng khá tiêu cực khi không có quốc gia nào ghi nhận sự gia tăng.

Cụ thể, tại khu vực Nam Á, giá tiêu Ấn Độ giảm do đồng Rupee giảm 1% so với USD (77,36 INR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 2%, từ 6.969 xuống 6.838 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kochi giảm tương ứng 2%, từ 7.230 xuống 7.097 USD/tấn.

Còn tại Sri Lanka, sau 2 tuần tăng, giá tiêu nội địa giảm do đồng Rupee Sri Lanka giảm 4% so với USD (362,86 LKR/USD). Tiêu đen nội địa của quốc gia này giảm 4%, từ 5.681 USD/tấn xuống 5.469 USD/tấn.

Cũng theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, tuần trước, chỉ duy nhất giá tiêu trắng nội địa Việt Nam ổn định, trong khi các loại khác cho thấy xu hướng giảm. Cụ thể, giá tiêu đen trong nước giảm 3%, từ 3.413 xuống 3.319 USD/tấn; tiêu trắng nội địa trong khoảng 5.098 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 4.040 xuống 3.980 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng TP Hồ Chí Minh giảm 1%, từ 6.040 xuống 5.980 USD/tấn.

Ở Đông Nam Á, thị trường đã mở cửa trở lại sau lễ Eid Fitr Mubarak 1443 H của người Hồi giáo tại Indonesia vào tuần trước. Tuy nhiên giao dịch vẫn ít. Cụ thể, tiêu đen nội địa của quốc gia từ 3.433 USD/tấn; tiêu trắng từ 5.904 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Lampung 4.080 USD/tấn; giá FOB tiêu trắng tại cảng Pinang từ 6.810USD/tấn.

Trong khi đó, giá tiêu nội địa Malaysia giảm trong tuần này do đồng Ringgit Malaysia giảm 0,5% so với USD (4,38 MYR/USD). Còn giá tiêu của Malaysia giao dịch trên thị trường quốc tế tiếp tục ổn định. Cụ thể, giá tiêu đen nội địa giảm 1%, từ 4.148 xuống 4.127 USD/tấn; tiêu trắng nội địa giảm 1%, từ 5.926 xuống 5.899 USD/tấn; giá FOB tiêu đen tại cảng Kuching 5.900 USD/tấn với loại 500g/l; giá FOB tiêu trắng tại cảng Kuching ở mức 7.600 USD/tấn.