Giá tiêu ngày 21/9: Ở mức cao

(VOH) Giá tiêu ngày 21/9 tiếp tục ở mức cao do nguồn cung phục vụ cho xuất khẩu không còn nhiều. Các thương nhân tiếp tục thu mua tiêu cao do nhu cầu trong dịp lễ Quốc Khánh của Trung Quốc.

Giá tiêu hôm nay mức giá cao nhất chạm ngưỡng 80.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất  76.000 đồng/kg  tại  Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 78.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai, dao động ở ngưỡng 77.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 80.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước , dao động ở ngưỡng 79.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai , dao động ở ngưỡng 76.000đồng/kg.

Giá cà phê tại Phú Yên dao động ở ngưỡng 76.500- 77.000 đồng/kg

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

78,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

77,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

78,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

80.500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

79,000

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

76,000

0

Giá tiêu hôm nay 21/9/2021
Ảnh minh họa: internet

Thời gian qua, việc gia tăng các biện pháp giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã khiến chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước bị đình trệ, trong khi giá cước vận tải biển tăng cao ngất ngưởng khiến thương mại quốc tế bị chậm lại.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ mùa Đông và lễ hội cuối năm đang tới gần, khách hàng không thể trì hoãn để chờ đợi giá hạ. Những yếu tố trên khiến giá tiêu liên tục tăng một cách bền vững từ tháng 3/2021 đến nay.

Thời điểm ngày 1/3/2021, giá tiêu tại các địa phương dao động khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg, thấp hơn hiện tại 22.000 - 24.000 đồng/kg.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hạt tiêu 8 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 197.766 tấn tiêu các loại, giảm 4.063 tấn, tức giảm 2,01 % so với khối lượng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2020.

Về giá trị kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021 đạt tổng cộng 657,82 triệu USD, tăng 214,25 triệu USD, tức tăng 48,30 % so với cùng kỳ. Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong tháng 8/2021 đạt 3.769 USD/tấn, tăng 4,37 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 7/2021.

Hiện giá vận tải các tuyến tăng gấp 10 lần từ cuối năm 2020 đến thời điểm hiện tại và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp đứng trước bờ vực phá sản. Tuy nhiên, để giữ thị trường và uy tín, các doanh nghiệp buộc phải thực hiện hợp đồng với mức lỗ không hề nhỏ đã được ước tính cho mỗi đơn hàng xuất khẩu.

Trước tình hình trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã đưa ra 5 kiến nghị, trong đó đề nghị Chính phủ sớm có cơ chế mở cửa dần cho các tỉnh thành đã tiêm cho người dân 1 mũi, 2 mũi vaccine để các hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường; Chính phủ cần có chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách cần giảm lãi vay cho các doanh nghiệp...

VPA kiến nghị Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; Bộ NN-PTNT cần sớm chỉ đạo Cục Trồng trọt thống kê diện tích và sản lượng hồ tiêu trên cả nước, để các doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh phù hợp và các khuyến cáo đưa ra kịp thời, trước tình hình diện tích có thể tăng và nguy cơ khủng hoảng ngành hồ tiêu có khả năng tái diễn khi giá hồ tiêu tăng cao.

Cuối cùng VPA đề nghị Chính phủ và bộ, ngành sớm có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Giá tiêu chốt phiên gần đây tại sàn Kochi – Ấn Độ ở mức 41.300 rupee/tạ. Giá tiêu giao tháng 6 ở mức 39.250 Rupi/tạ.

Trong tháng 8 và nửa đầu tháng 9, giá tiêu thế giới có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm qua do nguồn cung bị hạn chế vì nhu cầu ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Đông,Trung Quốc và Châu Âu duy trì ở mức cao.

Tại Indonesia giá tiêu đen xuất khẩu tính đến ngày 14/9 đạt 4.369USD/tấn, tăng mạnh 11,1% so với 1 tháng trước, tại Brazil giá hạt tiêu đen xuất khẩu cũng tăng 2,5% so với giữa tháng 8 lên mức 4.050USD/tấn, mặc dù cước vận chuyển tăng, nhưng vẫn rẻ hơn so với ở Châu Á.

Tương tự giá tiêu đen tại Malaysia đạt 6.020USD, tăng 3,3% và ghi nhận mức giá tăng cao nhất trên thị trờng giao dịch, còn tại Ấn độ giá tiêu đen tăng 1% so với giữa tháng 8 lên mức 5.635USD/tấn. Tại cảng TPHCM giá tiêu đen xuất khẩu tăng 1,6% so với tháng trước lên 4.115- 4.215 USD/tấn vào ngày 14/9.Như vậy giá tiêu đen tại VN , Brazil, Indonesia đã cao hơn 43- 45% so với đầu năm nay và tăng 63- 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá tiêu đan tại Malaysia đã tăng 63,8% so với đầu năm nay và tăng 58,4% so với cùng kỳ. Riêng giá tiêu tại Ấn Độ tăng thấp nhất, chỉ tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

Vụ thu hoạch hồ tiêu của Brazil, nước sản xuất tiêu đứng thứ hai thế giới, đã bắt đầu vào tháng 9. Sản lượng thu hoạch của quốc gia này trong vụ mới có thể dao động trong khoảng 35.000 - 37.000 tấn.

Còn tại Sri Lanka, sản lượng tiêu hồ tiêu dự kiến đạt 25.000 tấn trong năm 2021, trong đó có khoảng 12.000 tấn được chuyển sang từ năm ngoái.

Trừ đi mức tiêu thụ nội địa khoảng 12.000 tấn, Sri Lanka có khoảng 25.000 tấn có sẵn để xuất khẩu.

Trong khi đó, trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Ấn Độ tăng 43% về lượng lên 11.260 tấn, trị giá 45,8 triệu USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh số bán tiêu dạng nghiền chiếm 54%.

Tại Brazil, doanh số bán tiêu quốc tế trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7 giảm 9% về lượng xuống 51.620 tấn và giảm 32% về giá trị xuống còn 145,5 triệu USD. Tại quốc gia này, vụ thu hoạch hồ tiêu của bang Pará bắt đầu vào tháng 9/2021 có thể cho sản lượng dao động trong khoảng 35.000 - 37.000 tấn.

Còn lượng tiêu xuất khẩu của Indonesia trong 6 tháng đầu năm đạt 20.800 tấn, giảm 1,9% so với năm ngoái. Hiện nay, Việt Nam, Brazil và Indonesia đang là 3 thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới.

Các chuyên gia đánh giá, sự sụt giảm xuất khẩu toàn cầu, ngoài nguyên nhân khách quan do dịch Covid-19, còn do sản lượng tiêu năm nay tiếp tục giảm mạnh. Điều này khiến lượng tiêu sản xuất ra tại các nước (tiêu biểu là Indonesisa) chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước, ít dành cho xuất khẩu.

Theo trang PR Newswire, giữa cuộc khủng hoảng Covid-19, thị trường tiêu đen toàn cầu đã chứng kiến quy mô là 4 tỷ USD vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2026, quy mô của thị trường này sẽ đạt 5,5 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2020 - 2026, tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) của thị trường tiêu đen toàn cầu được ước tính sẽ ở mức 5%.