Giá tiêu ngày 28/6/2022: Thị trường trầm lắng

(VOH) Giá tiêu ngày 28/6 tiếp tục xu hướng đi ngang, thị trường ảm đạm. Giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Giá tiêu sáng nay ổn định, cao nhất ở ngưỡng 72.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 69.500 đồng/kg  tại Gia Lai, Đồng Nai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), dao động trong  mức 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai đi ngang, dao động ở ngưỡng 70.000đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ổn định, dao động trong ngưỡng 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước, dao động ở ngưỡng 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai  không đổi, dao động ở ngưỡng 69.500đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

71,500

0

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

70,000

0

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

71,500

0

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

72,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

71,500

0

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

69, 500

0

Giá tiêu hôm nay 28/6/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay giữ ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tổng kết tuần trước, giá tiêu giảm 500 - 2.000 đồng/kg tùy từng địa phương, trong đó khu vực Đông Nam Bộ mất nhiều hơn các tỉnh Tây Nguyên. Giá tiêu đang bị ảnh hưởng hưởng bởi tình hình lạm phát tăng cao trên thế giới, dẫn đến việc tiêu thụ gặp khó khăn.

Thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 5 tháng đầu năm đã hấp thụ 5.534 tấn tiêu, tăng 23% so với cùng kỳ từ Brazil. Còn thị trường xuất khẩu vào Việt Nam lớn nhất là Campuchia. 5 tháng đầu năm Việt Nam nhập khẩu 6.746 tấn hồ tiêu từ quốc gia láng giềng, tăng đến 109%.

Những con số trên lý giải phần nào thị trường hồ tiêu nội địa từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã liên tục đi xuống, ngoài nguyên nhân Trung Quốc giảm mua. Có thể thấy, trước tâm lý giữ hàng của nông tiêu tăng cao trong những năm gần đây, các đơn vị nhập khẩu đã tăng cường thu mua tiêu từ các nước dưới dạng tạm nhập tái xuất. Mục đích để giải quyết bài toán lợi nhuận qua đó kìm giá tiêu nội địa. Do vậy, hướng tăng của thị trường trong nước vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cho đến cuối năm, dù lực đẩy từ việc tăng mua từ Trung Quốc ngày càng mạnh.

Từ đầu năm đến nay giá tiêu trong nước đã giảm hơn 10% (8.000 – 9.000 đồng/kg), từ 80.000 – 82.000 đồng/kg xuống chỉ còn 70.500 – 73.500 đồng/kg.

Theo VPA, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống của giá tiêu thời gian qua. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ mặt hàng này.

Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero Covid cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giá tiêu giảm khi đây là thị trường nhập khẩu tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat), xuất khẩu hồ tiêu của quốc gia này trong tháng 5/2022 chỉ đạt 4.767 tấn, giảm 36% so với tháng trước và giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu tiêu của Brazil đã giảm 20,9% so với cùng kỳ, xuống còn 32.425 tấn. Còn theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, 4 tháng đầu năm nay, quốc gia này xuất khẩu 27.684 tấn, trị giá đạt 111,6 triệu USD. Tức mỗi tháng đầu năm quốc gia này xuất khẩu khoảng 8.000 tấn tiêu, nhưng đến tháng 5/2022 đột ngột giảm mạnh, còn chưa đến 5.000 tấn.

Đáng chú ý, lượng hồ tiêu xuất khẩu sang Việt Nam tăng mạnh 50%, dù giá bán thấp hơn vài trăm USD so với giá bán của Brazil cho các thị trường như Đức, Ấn Độ, Mỹ...

Điều này cho thấy bức tranh xuất khẩu ảm đạm trên toàn cầu. Trong bối cảnh lạm phát cao kỷ lục ở nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm, các công ty Brazil phải giảm lượng xuất khẩu, và chấp nhận xuất sang Việt Nam nhiều hơn, dù giá rẻ.

Trong khi đó, Nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong những tháng đầu năm nay tiếp tục xu hướng tăng, bất chấp lạm phát của nước này đang ở mức cao nhất 40 năm và doanh số bán lẻ ghi nhận sự sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC) cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 28.671 tấn hồ tiêu với giá trị gần 142,3 triệu USD, tăng 5,5% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này cho thấy nhu cầu đối với loại gia vị này của người tiêu dùng tại Mỹ vẫn không hề suy giảm trước tác động của lạm phát cao.

Đáng chú ý, 74% lượng hồ tiêu nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay được cung cấp bởi các nhà cung cấp Việt Nam, đạt 21.170 tấn, tăng mạnh 25,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nhập khẩu tiêu của Mỹ từ một số nhà cung cấp khác lại giảm mạnh như Brazil giảm 32,9%, Indonesia giảm 45,7%...