Giá tiêu ngày 5/8/2022: Tiếp tục tăng thêm 500 đồng/kg

(VOH) Giá tiêu ngày 5/8 tăng 500 đồng/kg, xu hướng thị trường tích cực, nhiều thách thức với ngành hồ tiêu Việt Nam.

Giá tiêu hôm nay 4/8 tăng 500 đồng/kg, giá cao nhất ở ngưỡng 74.500 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thấp nhất 71.500 đồng/kg tại Đồng Nai và Gia Lai.

Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) tăng 500 đồng/kg, dao động trong  mức 72.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.500đồng/kg.

Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dao động trong ngưỡng 74.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Bình Phước tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 73.500 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng/kg, dao động ở ngưỡng 71.5000đồng/kg.

Tỉnh
/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua
Đơn vị: VNĐ/kg

Thay đổi

ĐẮK LẮK

 

 

— Ea H'leo

72,500

+500

GIA LAI

 

 

— Chư Sê

71,500

+500

ĐẮK NÔNG

 

 

— Gia Nghĩa

72,500

+500

BÀ RỊA - VŨNG TÀU

 

 

— Tiêu

74,500

0

BÌNH PHƯỚC

 

 

— Tiêu

73.500

+500

ĐỒNG NAI

 

 

— Tiêu

71, 500

+500

Giá tiêu hôm nay 5/8/2022
Ảnh minh họa: internet

Giá tiêu hôm nay tiếp tục tăng 500 đồng/kg (trừ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) so với cùng thời điểm hôm qua. Trái ngược với đà tăng giá tiêu trong nước, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã bị Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế hạ 200 USD/tấn. Cùng đà giảm của giá tiêu trắng xuất khẩu Việt Nam, giá tiêu xuất khẩu của Indonesia cũng mất giá từ đầu tuần.

Về thị trường Indonesia, hiện các vùng trồng tiêu chính của quốc gia này đang gần kết thúc giai đoạn chính vụ. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh khá trầm lắng do các nhà xuất khẩu và thương lái khó tiếp cận nguồn cung từ nông dân.

Xuất khẩu của Indonesia cũng giảm tới 22,2% sau 4 tháng, với tổng lượng xuất khẩu 4 tháng đầu năm 12.932 tấn. Quý II/2022, so với các quốc gia sản xuất khác, giá FOB tiêu đen và tiêu trắng Indonesia chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất khoảng 6%. 6 tháng đầu năm, giá FOB tiêu đen và tiêu trắng Indonesia ghi nhận mức tăng khoảng 19% và 14% so với cùng kỳ năm trước.

Với thị trường Campuchia, theo Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp Campuchia, nước này đã xuất khẩu 5.559 tấn hồ tiêu trong 5 tháng đầu năm, giảm 25,5% so với cùng kỳ. Trong đó, Việt Nam là thị trường tiêu thụ lớn nhất với 5.131 tấn, chiếm 92,3% tỷ trọng, tiếp theo là Đức với 356 tấn nhập khẩu.

Tại buổi gặp gỡ với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam ngày 4/7/2022, ông Hong Heng - Phó Chủ tịch CPSF cho biết diện tích hồ tiêu Campuchia ước khoảng 7.000 ha với sản lượng trung bình khoảng 20.000 tấn/năm. Về số lượng nhập khẩu của Campuchia, các chuyên gia cho biết đây là các doanh nghiệp mua từ những kho ngoại quan nên số lượng vẫn tính vào nhập khẩu trực tiếp.

Giá tiêu thế giới hôm nay

Ngành hồ tiêu Trung Quốc có hai đặc điểm chính, thứ nhất là sản xuất hồ tiêu của nước này tập trung ở đảo Hải Nam, với sản lượng chiếm hơn 90% tổng sản lượng của cả nước.

Thứ hai, ở góc độ toàn cầu, không giống như các nước khác trên thế giới chủ yếu sản xuất tiêu đen, Trung Quốc chủ yếu sản xuất tiêu trắng, chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng của thế giới. Hải Nam cũng là vùng sản xuất tiêu trắng chính của thế giới.

Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mỗi năm, Trung Quốc cũng nhập khẩu tiêu từ một số nguồn cung như Việt Nam, Indonesia và Brazil.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu hồ tiêu của nước này trong tháng 5 đạt 942 tấn, giảm 39% so với tháng trước. Lũy kế đến hết tháng 5, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc đã giảm 46,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 3.950 tấn.

Chính sách Zero COVID của Trung Quốc được cho là đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng cũng như nhập khẩu hồ tiêu của nước này.